Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

on Leave a Comment

[Giáo dục -Pháp luật VN] - THPT Trần Hưng Đạo không thu, chỉ... chi tiền đóng góp của CMHS

(PLO) - Trong bài viết trước, Báo PLVN đã khẳng định, trong nhiều năm Trường THPT Trần Hưng Đạo đã lập nhiều loại quỹ để thu tiền của học sinh. Bài viết này chúng tôi tiếp tục làm rõ và trả lời những kiến nghị mà bà Hiệu trưởng nhà trường gửi đến Tòa soạn.


Sân trường nhưng cũng là nơi trông giữ xe ô tô
Một vụ việc, đòi giấy giới thiệu 2 lần
Tại buổi làm việc với PLVN ngày 15/1/2013 (bà Tâm đi cùng Luật sư để trợ giúp pháp lý cho Trường THPT Trần Hưng Đạo), bà Tâm cho rằng tiền mua máy in, máy tính và át - tô - mát được trích từ tiền thanh lý tài sản của nhà trường và khẳng định không dùng từ “bật đèn xanh”. Chúng tôi giải thích lại, từ “bật đèn xanh” là nhận định của tác giả bài viết sau khi được bà Tâm cung cấp thông tin về việc thời điểm trường mua các trang thiết bị nêu trên thì Sở Tài chính Hà Nội có công văn đề nghị các trường hạn chế dùng ngân sách nhà nước để mua sắm các trang thiết bị trong nhà trường. Tuy nhiên, theo tài liệu chúng tôi thu thập được (bảng Tổng hợp thu, chi Quỹ tài sản, lao động hè kỳ 2 năm học 2011-2012 của Trường THPT Trần Hưng Đạo) thể hiện, ngoài khoản thu “lao động hè năm 2011-2012” của học sinh là 24.690.000 đồng thì nguồn thu từ tiền thanh lý tài sản từ tháng 1 đến tháng 4/2012 của nhà trường chỉ có 9.421.000 đồng. Trong khi đó, tiền chi để mua máy in canon, máy tính và át-tô-mát hết 18.600.000 đồng. Như vậy, số tiền thanh lý tài sản của nhà trường thời điểm này chỉ chiếm hơn một nửa tổng số tiền đã mua các loại máy trên. Số tiền còn thiếu, nhà trường bổ sung từ nguồn nào? Theo phản ánh của bà Phạm Thị Thanh Thủy - nguyên Trưởng ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2011-2013, nhà trường đã dùng tiền từ các khoản thu của phụ huynh để trả lương cho nhân viên y tế và khám sức khỏe cho giáo viên… Nhưng bà Phạm Thị Tâm và luật sư của Trường THPT Trần Hưng Đạo cho rằng, các khoản tiền trên được “lấy từ nguồn hoa hồng do cơ quan bảo hiểm trích lại từ số học sinh tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thân thể” (tại bảng Tổng hợp thu - chi Quỹ bảo hiểm học sinh, nhà trường đã chi khám sức khỏe giáo viên hết 19.165.000 đồng; chi lương cho nhân viên y tế hết 12 triệu đồng). Theo quy định, tiền bảo hiểm thân thể của học sinh là khoản tiền đóng góp tự nguyện, cũng có nghĩa đây là “khoản thu của phụ huynh”. Xung quanh vấn đề này, Báo PLVN đề nghị các cơ quan chức năng, trong đó có Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội làm rõ: tiền hoa hồng do cơ quan bảo hiểm trích lại cho nhà trường từ Quỹ bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể học sinh thì nhà trường có được dùng để trả lương cho nhân viên y tế cũng như khám sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và nhân viên nấu ăn trong trường hay không? Tại buổi trao đổi với PLVN ngày 15/1, bà Tâm khẳng định có các tài liệu để chứng minh việc thu - chi của Trường là đúng và cho biết sẽ cung cấp cho Báo để làm bằng chứng. Sau buổi làm việc này, chúng tôi đã liên lạc với bà Tâm và bà hẹn gặp vào sáng ngày 20/1. Tuy nhiên, tại buổi làm việc, khi phóng viên đề nghị được cung cấp các tài liệu trên thì không được bà Tâm đáp ứng với lý do phóng viên không có giấy giới thiệu của Tòa soạn. (Chúng tôi xin nhắc lại, cuộc gặp này là để phóng viên tiếp nhận những chứng cứ mà bà Tâm nói sẽ cung cấp nhằm bác bỏ thông tin mà bài báo đề cập. Còn trước đó, khi đến Trường THPT Trần Hưng Đạo xác minh thông tin, phóng viên đã có giấy giới thiệu từ Tòa soạn và hiện nay giấy giới thiệu này vẫn do nhà trường giữ). Không thu tiền nhưng vẫn sử dụng Trở lại việc thu tiền của học sinh, trong năm học 2011-2012, mỗi phụ huynh học sinh phải đóng góp 150.000 đồng (đóng góp tự nguyện) để cải tạo lại khu nhà vệ sinh trong trường và tổng số tiền mà các phụ huynh học sinh đóng góp lên tới hơn 260 triệu đồng. Bà Tâm cho rằng số tiền này nhà trường không trực tiếp thu mà do Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) của trường thu. Về nội dung này, chúng tôi nói lại cho rõ, tuy nhà trường không trực tiếp thu tiền của CMHS nhưng lại đồng ý sử dụng khoản tiền này để đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất trong trường. Và, mặc dù Hội Cha mẹ học sinh (CMHS) trường thu tiền nhưng người đứng ra ký hợp đồng xây dựng lại là nhà trường. Cụ thể, tại Hợp đồng thi công xây dựng được ký ngày 30/7/2011, đại diện bên giao thầu (bên A) là bà Phạm Thị Tâm với chức vụ Hiệu trưởng nhà trường. Theo quy định tại Văn bản số 7666/SGD&ĐT-KHTC ngày 12/8/2011 của Sở GD-ĐT TP.Hà Nội về hướng dẫn tăng cường quản lý thu - chi trong các trường học năm học 2011-2012 thì “Ban đại diện (Cha mẹ học sinh- PV) chịu trách nhiệm thu, chi và thực hiện chứng từ quyết toán”. Tuy vậy, tại Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng, sửa chữa nhà vệ sinh được ký ngày 22/9/2011 cũng chỉ có Hiệu trưởng nhà trường làm đại diện chứ không hề có sự hiện diện của Đại diện Hội CMHS của trường. Ngoài ra, tại Văn bản số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ GD-ĐT thì “Bất kỳ hình thức ép buộc nào hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh là vi phạm pháp luật, gây ra ảnh hưởng xấu cho ngành GD-ĐT”. Nhưng khi huy động tiền của CMHS để cải tạo nhà vệ sinh thì tất cả các phụ huynh học sinh đều chung một mức đóng là 150.000 đồng, nghĩa là mức đóng góp này đã có sự “cào bằng”, không phân biệt hoàn cảnh của gia đình phụ huynh đó ra sao. Bài viết của PLVN ngày 26/12 cũng nêu chi tiết: dù cho nhà vệ sinh đã cải tạo xong nhưng học sinh khối 10 của khóa học sau (2012-2013) vẫn phải đóng góp tiếp. Chúng tôi xin dẫn chứng: Tại văn bản trả lời những kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân do bà Phạm Thị Tâm ký ngày 22/5/2012 thể hiện: “… Số tiền chi trả cải tạo nhà vệ sinh vượt quá số tiền CMHS năm học 2011-2012 hỗ trợ, Ban đại diện CMHS trường quyết định phần thiếu sẽ huy động CMHS khối 10 năm học 2012-2013 đóng góp tiếp”. Như vậy, trong khi học sinh khối lớp 10 chưa vào nhập trường thì Hội CMHS trường đã chủ động đón đầu để thu tiền của các em, dù chưa biết chắc chắn cha mẹ các em có tự nguyện đóng góp hay không. Trao đổi với chúng tôi, bà Tâm khẳng định nhà trường không chủ động ngỏ ý thăm dò Hội CMHS của trường. Nhưng, dù nhà trường không ngỏ ý thì bà Tâm giải thích ra sao khi Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định: Ban đại diện CMHS không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học: các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện CMHS: … sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. Vậy nhưng với trách nhiệm giám sát thu - chi của Ban đại diện CMHS, nhà trường vẫn không có ý kiến và đồng tình với việc làm này trước khi học sinh khối lớp 10 nhập trường vài tháng? Chúng tôi xin nhắc lại, Thông tư 55 có hiệu lực từ ngày 7/1/2012. Như vậy tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực, nhà trường vẫn mặc nhiên để cho Ban đại diện Hội CMHS thu tiền của “người học hoặc gia đình người học” nhằm phục vụ cho việc cải tạo nhà vệ sinh trong trường. Đây chính là câu trả lời cho đề nghị của bà Tâm: “Trường đã phối hợp cùng Ban đại diện CMHS cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh từ thời điểm nào và thời gian có hiệu lực pháp luật của các văn bản liên quan thế nào”.


on Leave a Comment

[Giáo dục -Báo Giáo dục Việt Nam] - Làm thế nào cha mẹ và con cái thống nhất chọn nghề?

(GDVN) - Câu hỏi làm thế nào để thuyết phục cha mẹ đồng ý theo nghề nghiệp của em lựa chọn thường xẩy ra.


Ảnh minh họa

Trong quá trình tư vấn các em học sinh lớp 12 và ngay cả trên đại học, câu hỏi làm thế nào để thuyết phục cha mẹ đồng ý theo nghề nghiệp của em lựa chọn thường xẩy ra.

Đây cũng là vấn đề nhức đầu nhất của cha mẹ khi định hướng nghề cho con em. Sau đây là một số bí quyết và tư vấn sẽ giúp cho phụ huynh và các em học sinh cùng nhau giải quyết và lựa chọn được nghề nghiệp tốt nhất cho cả hai bên.

1-Có phải là đam mê thực sự hay không: Các bạn học sinh đang ở tuổi thay đổi tâm sinh lý. Do vậy sở thích nghề nghiệp chưa chắc là đam mê thật sự. Một bạn học sinh có đam mê về nghề y sẽ tìm hiểu thông tin, gặp các anh chị đang học y, phỏng vấn các bác sỹ quen với gia đình, hiểu rõ về thách thức trực đêm của nghề Y v/v.

Nếu như vậy, đó chính là đam mê thật sự. Trái lại, một em học sinh thích nghề tiếp viên hàng không chỉ vì thấy các cô hay các anh tiếp viên quá đẹp khi bay vòng quanh thế giới. Khi hỏi ra, các em không biết nghề tiếp viên bao gồm các công việc của “ oshin “ khi chuẩn bị cho những chuyến bay. Các em chỉ thấy hào quang của nghề mà chưa thấy sự khó khăn và thách thứcc, các em đang ngộ nhận giữa sở thích và đam mê.

2-Hiểu mục đính và tâm ý tốt của hai bên: Khi mâu thuẫn, cả hai bên cần nhìn tới mục đích chung để hiểu và phối hợp với bên kia. Các em học sinh cần hiểu cha mẹ bắt các em theo nghề cũng vì mục tiêu tốt có nghề nghiệp ổn định. Tương tự như vậy, cha mẹ cũng cần hiểu lo lắng của các em khi theo nghề mình không thích. Thấu hiểu nỗi lo chung lẫn nhau sẽ giúp cha mẹ và các em cùng gắn kết để tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất các bất đồng và dị biệt.

3-Thống nhất cách làm việc chung: Nhằm đảm bảo kết quả hướng nghiệp tốt, cha mẹ và các em học sinh cần thống nhất có một quy trình hướng nghiệp hiệu quả. Các quan điểm tìm việc hot, việc mà gia đình có những lợi thế như quan hệ hay cơ sở kinh doanh có sẵn đều là những cách hướng nghiệp thông dụng.

Tuy nhiên những cách hướng nghiệp đó không phải lúc nào cũng có hiệu quả tốt nhất. Do vậy cha mẹ và các em nên áp dụng quy trình hướng nghiệp căn bản như bắt đầu xác định tính cách, năng lực, sở thích nghề nghiệp, nguồn lực gia đình, lựa chọn nghề, ngành, các cấp bậc học, chọn trường thi.

Bên cạnh đó, các công cụ hướng nghiệp như xác định tính cách, xác định năng lực, sở thích nghề nghiệp, phân tích SWOT chọn lựa nghề nghiệp cũng cần được áp dụng. Khi cha mẹ và các em học sinh thống nhất quy trình và công cụ hướng nghiệp chung chắc chắn kết quả sẽ làm hài lòng cả hai phía.

4-Thông tin: Nhằm hướng nghiệp tốt, nguồn thông tin cần được nghiên cứu đầy đủ để ra quyết định đúng đắn. Các thông tin bao gồm từ báo chí chung hay báo chí chuyên ngành. Gia đình có thể tham khảo các nguồn tài liệu trên internet.

Thông tin từ các thầy cô giáo cấp ba hoặc từ các trường đại học, các buổi hướng nghiệp tại trường, trên online hoặc các ngành hội tuyển sinh rất quan trọng. Ngoài ra gia đình nếu có điều kiện có thể tìm hiểu từ các chuyên gia tư vấn độc lập hoặc những người bạn có kinh nghiệm trong hướng nghiệp. Khi có các thông tin đầy đủ và khách quan sẽ giúp các khác biệt là nhỏ nhất.

5-Tìm hiểu về ngành nghề: Thông tin ngành nghề là thông tin quan trọng nhất. Khi tìm hiểu thông tin về ngành nghề, chúng ta cần chú ý nhu cầu hiện tại tương lai, các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức, thái độ. Đặc biệt, các góc khuất nghề nghiệp cần được tìm hiểu và thông tin đầy đủ tới các em và gia đình. Nghề nào cũng có những vinh quang và khó nhọc.

Vinh quang là bề nổi tuy nhiên một cá nhân thành công trong bất kỳ nghề nào đều phải biết cách vượt qua những khó nhọc của nghề. Các thông tin về ngành nghề có thể tìm trên các web site chuyên về tuyển dụng. Ví dụ một bạn học sinh muốn chọn nghề kế toán có thể xem các yêu cầu tuyển dụng về kế toán nhằm đánh giá sơ bộ xem khả năng phù hợp. Cha mẹ học sinh có thể tìm hiểu thêm thông tin về ngành nghề từ Trung Tâm Dự Báo Nguồn Nhân Lực TP HCM để nắm được các cập nhật nhu cầu ngành nghề trong hiện tại và tương lai.

Quan trọng nhất, thông tin và trao đổi cần có từ những người làm trong nghề từ năm năm trở lên. Những thông tin từ các cá nhân đang làm trong nghề sẽ là nguồn thông tin chính xác và cập nhật nhất. Như đã nói ở trên, họ có thể cho thấy các góc khuất của nghề nghiệp đối với gia đình. Các thông tin về nghề cũng có thể được tìm hiểu từ các chuyên viên nhân sự, tuyển dụng tại các công ty trong ngành.

Ngoài ra các thông tin về nghề cũng có thể tìm từ các chương trình phát triển nghề nghiệp của các trường đại học hay các ngày hội việc làm cho sinh viên những năm cuối. Một nguồn thông tin quan trọng cuối cùng về nghề chính là các sinh viên đang học năm cuối trong chuyên ngành và các giảng viên đại học chuyên ngành. Trong rất nhiều trường hợp, các thông tin chính xác về nghề giúp cho cha mẹ và các em học sinh thấy ra những ngộ nhận và hiểu chưa đúng về nghề lựa chọn.

6-Chấp nhận những khác biệt từ hai phía: Trong cuộc sống không thể nào có sự toàn vẹn. Các em học sinh cũng cần hiểu nếu như một nghề nghiệp cha mẹ chọn không hoàn toàn phù hợp với sở thích, năng lực hoặc ý muốn của các em nhưng các em sẽ có thuận lợi từ gia đình như nguồn lực, quan hệ và các cơ sở kinh doanh sẵn có. Cũng tương tự như vậy, cha mẹ cũng cần hiểu nghề nghiệp do các em học sinh thực hiện.

Nếu một lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp sau hai hay ba năm làm việc, có thể các em sẽ thất bại. Khi đó nỗi buồn sẽ nhân đôi vì bản thân nghề nghiệp các em không đạt được cùng với ước muốn của bố mẹ không hoàn thành.Cả hai phía cần phải giảm đòi hỏi toàn vẹn từ phía bên kia trong lựa chọn nghề nghiệp để có được giải pháp toàn vẹn thỏa mãn cho cả hai bên cha mẹ và các em học sinh.

7- Tiến hành chọn lựa và so sánh: Trong trường hợp các khác biệt trong chọn nghề giữa cha mẹ và học sinh khác nhau xa, gia đình nên đưa ra ba chọn lựa. Chọn lựa một do cha mẹ đề nghị, chọn lựa hai do các em đề nghị và chọn lựa ba do cả hai bên cha mẹ và học sinh tán thành. Căn cứ vào ba chọn lựa nghề nghiệp đó, cả gia đình áp dụng quy trình hướng nghiệp, công cụ từ các nguồn thông tin ngành nghề như đã nói ở trên. Sau đó cả gia đình sẽ ngồi lại cùng nhau đánh giá những mặt mạnh và yếu của từng chọn lựa nhằm rút ra giải pháp tốt nhất cho nghề nghiệp các em .

8- Hướng nghiệp là cả quá trình: Các lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh có thể điều chỉnh hay bản thân các em thay đổi trong quá trình học đại học và ra đi làm. Do vậy những dị biệt trong lựa chọn nghề nghiệp tại lớp 12 vẫn có thể khắc phục tại những giai đoạn sau. Hướng nghiệp và phát triển nghề nghiệp cần được thực hiện từ cấp ba, đại học và 3 năm đầu tiên đi làm.

9-Tôn trọng các em học sinh: Tương lai của các em cần phải được các em quyết định. Trong trường hợp chấp nhận những nghề cha mẹ áp đặt, sau này do không phù hợp về năng lực, sở thích v/v các em không thể thăng tiến tốt thậm chí thất bại trong nghề nghiệp, kết quả còn tồi hơn rất nhiều cho cả cha mẹ và gia đình.

Nghề nào nghiệp nào cũng thành công nếu như cá nhân có cố gắng và chiến đấu vì nó. Thay vì áp đặt một nghề nghiệp phù hợp theo ý mình, cha mẹ nên giáo dục và lập trình tư duy thành công cho các em nhằm hướng tới thành công trong mọi nghề nghiệp các em đam mê.

Chọn lựa nghề nghiệp là một nhiệm vụ khó khăn cho cả gia đình. Chúng ta không thể nào đòi hỏi sự toàn vẹn và thành công ngay trong lựa chọn nghề nghiệp. Bản thân cha mẹ và các em học sinh thông thường thực hiện lần đầu tiên công tác hướng nghiệp vì vậy các khó khăn là không tránh khỏi.

Để giải quyết hiệu quả, gia đình – cha mẹ và các em học sinh cần hiểu và nắm vững quy trình hướng nghiệp chung, thông tin về nghề nghiệp, trợ giúp từ các trường đại học , từ các chương trình tư vấn mùa thi từ các báo và các trường đại học, các kinh nghiệm và chia sẻ của các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cộng đồng. Quan trọng hơn nữa thông qua phổ biết internet và mạng xã hội, các thông tin về nghề nghiệp có rất nhiều và chi tiết.

Càng đầu tư thời gian, sức lực, suy nghĩ của cha mẹ và các em học sinh bao nhiêu thì khả năng lựa chọn nghề sẽ càng chính xác bấy nhiêu. Chúc các em học sinh lớp 12 và quý phụ huynh thành công trong kỳ thi đại học/ cao đẳng 2014.


on Leave a Comment

[Giáo dục -Đời sống & Pháp luật] - Clip Táo quân 2014: Táo Giáo dục đọc rap cực hay

(ĐSPL) - Mới đây, trên mạng rò rỉ clip ghi lại hậu trường quay Táo quân của VTC trong đó có cảnh Táo giáo dục đọc rap kể về tình hình giáo dục năm vừa qua.

PV


on Leave a Comment

[Giáo dục -VietnamNet] - Nàng tiên cá xinh đẹp ở thủy cung lớn nhất Việt Nam

Hai trong số năm nàng tiên cá ở thủy cung, một là vận động viên bơi lội Bộ Công an, một là sinh viên năm thứ 3 học viện Ngoại giao.


Trong ảnh là Phạm Cẩm Vân (sinh năm 1992), người chuyên đóng vai nàng tiên cá trên cạn. Cô gái người Kiến Xương, Thái Bình này được tuyển vào làm nàng tiên cá mỗi ngày từ 10-30 phút cho khách chụp ảnh, tùy theo đông hay vắng. Vân từng là sinh viên đại học Thủy Lợi, bơi tốt, nhưng nhiệm vụ của Vân là ngồi trên ghế sò ngay khu vực cửa ra của thủy cung.







Theo Zing
on Leave a Comment

[Giáo dục -Lao Động] - Sinh viên sợ “sập bẫy” việc làm thêm ngày tết

Năm hết tết đến, trong khi ai nấy đều háo hức trở về đoàn tụ với gia đình thì có một số người, nhất là các bạn sinh viên lại lựa chọn ở lại thành phố làm thêm với hi vọng có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, các bạn trẻ này cũng phải đối mặt với không ít cạm bẫy do một số trung tâm “ma” giăng sẵn.


Tết con không về…

Sinh viên học xa nhà ở lại thành phố làm thêm tết không còn là hiện tượng quá xa lạ. Tuổi trẻ với những ham muốn, khao khát thể hiện bản thân, tự đứng trên đôi chân của chính mình luôn sẵn sàng đón nhận mọi thử thách của cuộc sống. Vì vậy, không ít bạn sinh viên học tập tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đã sẵn sàng từ bỏ cái tết đoàn viên để mưu sinh.

Có thể dễ dàng tìm thấy những đoạn tự quảng cáo, giới thiệu bản thân của các bạn sinh viên trên các trang việc làm trên Facebook, các diễn đàn với mong muốn có được một công việc làm thêm trong những ngày nghỉ tết.
Là sinh viên năm cuối, Đại học Tôn Đức Thắng, TP.HCM, Nguyên đã đăng thông tin tìm việc làm thêm tết trên một diễn đàn với lý do “điều kiện kinh tế không cho phép về quê ăn tết cùng gia đình nên đành lòng ở lại tìm việc làm ngày tết cho khuây khỏa cũng như kiếm thêm một chút thu nhập.”

Là con trai, Nguyên vẫn sẵn sàng nhận những công việc tưởng như chỉ dành cho chị em: “Em nhận trông nhà ngày Tết Nguyên đán 2014 cho gia đình anh/chị nào cần giúp gia đình hương khói trong ngày Tết nguyên đán 2014, thắp nhang đơn giản và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chăm sóc chó mèo (em đặc biệt yêu quý cho mèo), chăm sóc cây cảnh và khuôn viên. Đảm bảo an toàn, chu đáo, cẩn thận. Em cũng đã có thâm niên làm công việc này 2 năm rồi đều không xảy ra bất cứ sự cố gì.”

Hay Thoan, cô sinh viên sinh năm 1993, đang học trường Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Sài Gòn, quê ở Thanh Hóa, đăng tin trên diễn đàn webtretho, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tết này không về quê, muốn tìm một công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập sang năm có khoản tiền đi học tiếng Anh.

Hầu hết các bạn trẻ dù cả năm đi học xa nhà vẫn chấp nhận không về nghỉ tết và tìm công việc làm thêm đều xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khó khăn, mong muốn trong vài ngày tết với thu nhập gấp đôi, gấp ba ngày thường sẽ phần nào san sẻ gánh nặng với cha mẹ.

Như trường hợp của Thoan, là con cả trong gia đình có 3 chị em, bố mẹ đều làm nông ở miền quê nghèo Triệu Sơn, Thanh Hóa, đây không phải cái tết đầu tiên Thoan không được đoàn tụ với gia đình.

Thoan tâm sự: “Lúc đầu em định tết này sẽ về với bố mẹ, nhưng vé xe khách đắt quá nên em đành ở lại. Em gọi điện nói rõ như vậy, bố mẹ cũng hiểu và động viên em ở lại làm, vì làm tết bao giờ lương cũng cao hơn nhiều. Năm ngoái em trông nhà cho một gia đình công chức đi du lịch cũng được trả 400.000/ngày, sau đợt làm cũng dành dụm được vài triệu.”

Chớp thời cơ “giăng bẫy”

Khi sinh viên tự “quảng cáo” bản thân cũng là lúc các trung tâm giới thiệu việc làm đưa ra những lời mời chào với công việc nhẹ nhàng và mức lương hấp dẫn trong kỳ nghỉ tết, không ít trong số đó là những cái bẫy được giăng sẵn, chỉ chờ “con mồi” là các bạn sinh viên còn non nớt “sa lưới.”

Nguyên, Thoan là những bạn trẻ may mắn đã không rơi vào cạm bẫy việc làm thêm tết của một số trung tâm “ma”. Bên cạnh đó, còn nhiều trường hợp khác đã vô tình “sa lưới” và có những bài học đáng nhớ.

Chỉ cần gõ từ khóa “làm thêm tết” là đã có hàng loạt kết quả cho bạn lựa chọn. Hầu hết những quảng cáo này đều “ưu tiên” sinh viên năm nhất, năm hai, đồng thời có những lời giới thiệu rất hấp dẫn như: “việc làm thêm để tăng thu nhập giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình hoặc bản thân rất tốt” cùng hứa hẹn về mức lương “trong mơ” với sinh viên dù chỉ trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, dịp gần tết, tại các biển quảng cáo công cộng, các điểm xe buýt, thậm chí là cột điện đều dán đầy các mẩu tin tuyển dụng nhân viên làm thời vụ tết.

Những mẩu tin không có thông tin, địa chỉ rõ ràng mà thông thường chỉ có số điện thoại liên hệ tiềm ẩn không ít nguy cơ rủi ro với những bạn trẻ đang khao khát tìm được một công việc làm thêm, đặc biệt là trong dịp tết.

Hồng Loan, sinh viên năm thứ hai trường Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội kể lại sự việc bị “sa lưới” của mình năm ngoái. Sau khi liên hệ theo số điện thoại trên tờ rơi được phát trước cổng trường sau giờ học, Loan rủ người bạn cùng phòng đến “văn phòng” giới thiệu việc làm ở phố Tam Trinh để trao đổi công việc.


Tranh thủ ngày tết ông Công ông Táo, Loan cùng một số người bạn đi bán cá vàng.

Khác với những gì cô bạn tưởng tượng, gọi là văn phòng nhưng ở đó chỉ có 2 chiếc bàn với ít giấy tờ, không hề có biển hiệu tên cơ sở là gì, nhất là theo lời Loan “người ở đó trông cũng chẳng ra dáng nhân viên gì cả”.

Tuy nhiên, vì háo hức đi làm kiếm tiền về sắm tết, Loan vẫn nộp hồ sơ với lệ phí 50.000 đồng. dù lúc đầu trên tờ rơi ghi rõ “không cần nộp lệ phí”. Không chỉ vậy, một nhân viên ở đây lại dẫn Loan và người bạn sang một “văn phòng” khác để “phỏng vấn”. Sau màn phỏng vấn ấy, nhân viên ở đó lại yêu cầu nộp lệ phí 150.000 đồng nếu muốn đi làm luôn vì dịp tết số người đăng ký rất nhiều.

Đoán ra mình đã bị lừa, Loan nói dối không chuẩn bị đủ tiền nộp nên sẽ quay lại sau rồi “chuồn thẳng”. Loan chia sẻ: “Cũng may mình nhận ra là bị lừa không thì chẳng biết sẽ phải nộp thêm bao nhiêu tiền nữa. Năm nay dù vẫn có ý định tìm việc làm thêm tết nhưng cũng thấy sợ.”

Nếu Loan may mắn không bị thiệt hại quá nhiều thì Hải, sinh viên Đại học Giao thông vận tải Hà Nội lại rơi vào cảnh ngộ khó có thể lường trước.

Tết năm ngoái, Hải ở lại thủ đô xin làm phục vụ cho một quán cà phê ở phố Hàng Nón. Mặc dù làm thời vụ nhưng cửa hàng này vẫn có hợp đồng rõ ràng khiến Hải an tâm. Sau 10 ngày làm thêm, Hải bị chủ quán bắt chẹt, phải đền bù vì nghỉ ngang, dù trước đó có thỏa thuận về thời gian làm việc. Cậu không ngờ được rằng, bản hợp đồng có vẻ rất minh bạch kia là “có thời hạn”, song lại không ghi rõ trong bao lâu.

Còn vô vàn cái “bẫy” mà sinh viên làm thêm tết sẽ phải đối mặt như: bẫy tiền lương, bẫy thời gian làm việc, thậm chí là bẫy công việc nhạy cảm đã và đang được giăng sẵn, chỉ cần mất cảnh giác là các bạn trẻ hoàn toàn có thể phải gánh chịu những thiệt hại vật chất, và đáng buồn hơn là những tổn thất về tinh thần.

Bởi vậy, mong muốn kiếm tiền trong dịp tết là hành động thiết thực với một số bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên, nên cẩn thận và đề phòng trước những lời mời chào ngon ngọt của các trung tâm việc làm để tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc.


on Leave a Comment

[Thế giới-Nhân dân] - Liệu có "xôi hỏng, bỏng không"?

Trong lúc mọi sự quan tâm đang đổ dồn vào cuộc khủng hoảng U-crai-na và "đối đầu" nảy lửa giữa Nga và phương Tây, dư luận lo ngại "điểm nóng" xung đột Xy-ri bị lãng quên. Tác động từ bên ngoài này khiến cục diện cuộc chiến Xy-ri thay đổi. Quân đội Chính phủ Xy-ri mở các đợt tiến công ào ạt và giành lại nhiều phần lãnh thổ chiến lược, khi quân nổi dậy vừa ngơi khỏi "chiếc ô bảo trợ" của phương Tây đã để lộ nhiều điểm yếu.

Trong lúc mọi sự quan tâm đang đổ dồn vào cuộc khủng hoảng U-crai-na và "đối đầu" nảy lửa giữa Nga và phương Tây, dư luận lo ngại "điểm nóng" xung đột Xy-ri bị lãng quên. Tác động từ bên ngoài này khiến cục diện cuộc chiến Xy-ri thay đổi. Quân đội Chính phủ Xy-ri mở các đợt tiến công ào ạt và giành lại nhiều phần lãnh thổ chiến lược, khi quân nổi dậy vừa ngơi khỏi "chiếc ô bảo trợ" của phương Tây đã để lộ nhiều điểm yếu.

"Chảo lửa" Xy-ri đã làm hơn 140 nghìn người chết và đang lan sang nước láng giềng Li-băng. Gần đây, các cuộc đụng độ đẫm máu giữa lực lượng ủng hộ và chống Tổng thống Xy-ri Át-xát xảy ra "như cơm bữa" trên đất nhà "ông hàng xóm". Dư luận lo ngại, nếu không sớm tìm ra biện pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng Xy-ri, khu vực Trung Đông sẽ còn hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề.

Nhà trung gian hòa giải về Xy-ri L.Bra-hi-mi thừa nhận, hiện là thời điểm khó có thể nối lại hòa đàm ở Giơ-ne-vơ. Nhiều nhà phân tích lo ngại, sự trả đũa lẫn nhau về kinh tế giữa Nga và Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự hợp tác của hai nước này trong vai trò "bảo trợ" cho đàm phán hòa bình giữa các phe phái ở Xy-ri. Và, nếu các cường quốc tiếp tục bị sa đà "ăn miếng trả miếng", không cẩn thận sẽ "xôi hỏng, bỏng không" trong nỗ lực tìm giải pháp cho "điểm nóng" ở Trung Đông này.

ĐAN ANH
on Leave a Comment

[Thế giới-BizLive] - Nga sẽ chế tạo hệ thống tên lửa S-500 “đầy hứa hẹn”

BizLIVE - Bộ Quốc phòng Nga đang tiến hành công việc chế tạo hệ thống tên lửa phòng không thế hệ thứ năm S -500 “đầy hứa hẹn” có thể "tiêu diệt các mục tiêu tên lửa đạn đạo tất cả các loại cự ly, ở tất cả các độ cao chiến đấu.


Photo: RIA Novosti

Bộ Quốc phòng Nga đang tiến hành công việc chế tạo hệ thống tên lửa phòng không thế hệ thứ năm S -500 “đầy hứa hẹn” có thể "tiêu diệt các mục tiêu tên lửa đạn đạo tất cả các loại cự ly, ở tất cả các độ cao chiến đấu," tức là để tiêu diệt bất kỳ mọi mục tiêu ở bất kỳ mọi tầm cao.

Đây là tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov mà Hãng thông tấn ITAR –TASS trích dẫn.

Trong năm 2014 Nga có kế hoạch sử dụng C-400 có ưu thế “chi phí - hiệu quả" vượt các loại tên lửa khác khoảng 2-2,5 lần.

C-400 đã được đưa vào phục vụ vào năm 2007 và được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công phòng không vũ trụ hiện đại, bao gồm cả tên lửa đạn đạo và máy bay. Có thể đánh trúng mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 30 km.

Theo Tiếng nói nước Nga